Điểm mù quân sự trong cuộc chiến loại bỏ phát thải khí nhà kính
Ngày 3.3 (theo giờ Mỹ), trong khuôn khổ chương trình quảng bá điện ảnh Việt Nam tại Mỹ nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ, Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam (VFDA) do TS Ngô Phương Lan - Chủ tịch VFDA, nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tập thể lãnh đạo cao cấp của Sony Pictures (một trong những hãng phim lớn ở Hollywood, thành viên của Hiệp hội Điện ảnh Mỹ) nhằm tiến đến hợp tác sản xuất phim ở Việt Nam.Đại diện Sony Pictures có ông Sanford Panitch, Chủ tịch Sony Pictures, ông Andy Davis (Chủ tịch phụ trách sản xuất phim), bà Katie Goldstein (Giám đốc điều hành)… Được biết, Sony Pictures sản xuất khoảng 15 bộ phim lớn mỗi năm, đa số là phim chiếu rạp (có thể kể đến loạt phim nổi tiếng như Spider-Man, Venom, Men in Black, Paddington in Peru, Bad Boys for Life…).Tại buổi làm việc, TS Ngô Phương Lan cho biết, VFDA được thành lập năm 2019 với mục tiêu hỗ trợ sự phát triển của điện ảnh Việt Nam bằng cách tư vấn, đề xuất, xây dựng chính sách điện ảnh. VFDA nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển môi trường cho ngành điện ảnh trong nước, đồng thời từng bước hội nhập sâu hơn trên trường quốc tế. Giới thiệu về những điều kiện, ưu đãi nếu nhà đầu tư đến Việt Nam sản xuất phim, TS Lan chia sẻ, Việt Nam có khả năng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, nhà sản xuất phim từ khắp nơi châu Á và thế giới, bởi Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh. Về cơ chế chính sách theo luật Điện ảnh mới có hiệu lực từ năm 2023 đã mở hơn so với luật cũ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà làm phim trong nước và quốc tế. Chưa kể làm phim ở Việt Nam với chi phí sản xuất phải chăng."Trong khi chờ chính phủ quy định chính sách ưu đãi khuyến khích cho các nhà làm phim sản xuất phim ở Việt Nam, hiệp hội đã nỗ lực hỗ trợ các tỉnh, thành tại Việt Nam trong việc nhận thức tầm quan trọng và tiềm năng của ngành công nghiệp điện ảnh, bên cạnh phát triển văn hóa, du lịch", TS Lan cho biết.VFDA đã xây dựng được bộ chỉ số thu hút đoàn phim (PAI), khuyến khích các địa phương tự đánh giá theo các tiêu chí PAI. PAI sẽ giúp các địa phương từng bước hiểu được những nhu cầu cụ thể của một đoàn phim, đồng thời là cầu nối hữu ích khi tạo ra những điều kiện cơ bản thuận lợi để thu hút quay phim tại địa phương."Ví dụ quay phim tại địa phương về xe cộ, khách sạn, ăn uống, cảnh quay, nhân lực… các tỉnh hỗ trợ tối đa, thậm chí miễn phí để đoàn làm phim có điều kiện tốt nhất khi đến quay phim", TS Lan nói.Tại buổi gặp, ông Sanford Panitch đánh giá cao về sự nỗ lực của VFDA trong việc quảng bá điện ảnh Việt Nam ra thế giới và hỗ trợ các nhà làm phim trong nước lẫn quốc tế. Việc tổ chức thường niên Liên hoan phim Châu Á tại Đà Nẵng (DANAFF) cũng là một bước tiến lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp điện ảnh tại Việt Nam.Ông bày tỏ sự quan tâm đến việc đến Việt Nam làm phim để chiếu tại rạp, nhưng có nhiều lo lắng về các ưu đãi tài chính, năng lực của đoàn làm phim địa phương và khả năng kiểm duyệt phim. Phía Sony Pictures cho rằng đây cơ hội tuyệt vời để các nhà làm phim Hollywood khám phá các danh lam thắng cảnh ở Việt Nam, hợp tác với các đối tác tại Việt Nam, mong muốn VFDA là đơn vị hỗ trợ để có thể thảo luận về dự án cụ thể trong thời gian tới."Chúng tôi rất hào hứng có dịp tham gia DANAFF, sự kiện này sẽ là cơ hội tuyệt vời để giao lưu và kết nối với các nhà làm phim, nhà sản xuất từ khắp nơi trên thế giới. Tôi thấy Việt Nam là đất nước có kiến trúc độc đáo cùng những tài năng điện ảnh mới mẻ, trẻ, mang đến nhiều cơ hội thú vị trong lĩnh vực sản xuất phim ảnh. Nhưng ở giai đoạn khó khăn hiện tại, điều quan trọng nhất là ưu đãi tài chính và tìm kiếm tài trợ để cùng sản xuất phim", ông Andy Davis bày tỏ.Theo ông Andy Davis, "trong quá trình sản xuất, các hãng phim thường quay lại những địa điểm quen thuộc như Anh, Đông Âu, Úc. Nhưng chúng tôi đang khao khát tìm kiếm những môi trường mới để thỏa sức sáng tạo trong các bộ phim của mình". Ông Andy Davis cho rằng, ưu đãi tài chính từ chính phủ địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định địa điểm quay phim của các nhà làm phim ở Mỹ, bởi các ưu đãi giúp giảm chi phí sản xuất. Ngoài ra, một trong những thách thức lớn nhất mà các nhà sản xuất phim phải đối mặt là quy trình duyệt kịch bản tại các quốc gia có yêu cầu kiểm duyệt nghiêm ngặt.Tuy nhiên, TS Ngô Phương Lan nhấn mạnh, theo luật Điện ảnh mới - cởi mở cho các nhà làm phim, chỉ cần nộp kịch bản phần quay phim ở Việt Nam, còn lại có thể tóm tắt kịch bản, làm sao phù hợp với các quy định ở Việt Nam, đảm bảo bộ phim có thể được sản xuất, công chiếu thuận lợi nhất.VFDA chia sẻ thêm, ngân sách trung bình cho một bộ phim ở Việt Nam dao động từ 2 triệu USD đến tối đa 4 triệu USD, những bộ phim này có thể mang lại doanh thu phòng vé đáng kể, có bộ phim đã lên đến khoảng 25 triệu USD."Trong khi chờ chính phủ Việt Nam ban hành nhừng quy định cụ thể về ưu đãi tài chính cho các phim nước ngoài quay tại Việt Nam, VFDA có thể tìm những gói ưu đãi từ các địa phương quay phim, đồng thời tư vấn để dự án phim vừa đảm bảo đúng quy định của luật Điện ảnh, vừa đạt được yêu cầu về nội dung và tài chính của phía Sony Pictures", TS Ngô Phương Lan cho biết.Cần giữ smartphone cũ đến khi hoàn tất thiết lập máy mới
Người phụ nữ đã mở cửa thoát hiểm và bước ra cánh máy bay ngay sau khi chuyến bay 323 của hãng Alaska Airlines từ Milwaukee hạ cánh xuống đường băng sân bay quốc tế Seattle-Tacoma, Mỹ vào khoảng 5 giờ chiều ngày 22.12.Đoạn video do KIRO 7 thu thập được cho thấy hành khách mặc áo sơ mi đỏ và quần tối màu đi bộ với ba lô đến mép cánh gần cửa sổ, nhìn xuống rồi vẫy tay lên trời.Hai thành viên phi hành đoàn đi gần máy bay dường như không nhận thấy hành khách đang ở trên đó. Ít nhất có hai xe chở hành lý chạy ngang qua mà không dừng lại.Hành khách này đã ở trên cánh máy bay khoảng một phút trước khi hai nhân viên trên xe phục vụ ăn uống phát hiện.Phải mất 90 giây thì có người trên máy bay thò đầu ra cửa nhìn nữ hành khách và 6 phút trước khi có người bước lên cánh máy bay để nói chuyện.Người phụ nữ ngồi trên cánh máy bay khoảng 11 phút 30 giây cho đến khi lính cứu hỏa dùng thang để cô bước xuống. Hàng loạt xe cảnh sát có mặt tại hiện trường khi nữ hành khách bước xuống khỏi cánh máy bay.Người phát ngôn của sân bay Seattle tiết lộ với KIRO 7 rằng người phụ nữ này "trở nên lo sợ" khi xuống máy bay.Hãng hàng không Alaska Airlines xác nhận sự cố liên quan đến "vị khách gây rối" đã được giải quyết an toàn. "Chúng tôi đang làm việc với phi hành đoàn và các quan chức sân bay để thu thập thêm thông tin chi tiết về những gì có thể đã xảy ra. Chúng tôi cảm ơn nhân viên của mình vì đã phản ứng nhanh chóng và xin lỗi vì bất kỳ sự bất tiện có thể đã gây ra cho hành khách".FBI hiện đang điều tra vụ việc.Chưa có cáo buộc nào được đưa ra và chuyên gia hàng không Scott Hamilton nói rằng, nữ hành khách có thể không phải đối mặt với cáo buộc nào. Nếu hành khách đang trong giai đoạn stress hoặc đang gặp vấn đề về năng lực tâm thần và rõ ràng không có ý định xấu nào, thì không vấn đề gì.
Trung tâm thành phố đông đúc người đi xem pháo hoa, xe cộ nhích từng chút
Giáo sư, tiến sĩ Thomas Remer, cùng với tiến sĩ Yifan Hua, đã đánh giá chế độ ăn uống, thu thập nước tiểu thường xuyên trong 24 giờ và các phép đo chiều cao của trẻ em và thanh thiếu niên từ 3 tuổi trở đi từ Trung tâm nghiên cứu DONALD Dortmund - chuyên nghiên cứu về Dinh dưỡng và Nhân trắc học của Đại học Bonn Dortmund.
Tập đoàn Vingroup - Công ty CP cho biết trên cơ sở buổi làm việc hồi đầu tháng 3 với Sở GTCC và các cơ quan liên quan về quy hoạch hướng tuyến hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM; hướng tuyến đường sắt đô thị kết nối Cần Giờ; cầu Cần Giờ; cầu Thủ Thiêm 4; tuyến đường ven biển, Tập đoàn Vingroup đã nghiên cứu, làm việc với đơn vị tư vấn để báo cáo lãnh đạo Sở GTCC chi tiết nội dung đề xuất xây dựng tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm TP.HCM đến huyện Cần Giờ.Cụ thể, tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao được nghiên cứu có điểm đầu tại đường Nguyễn Văn Linh (đoạn giữa nút giao với đường Nguyễn Thị Thập với đường Lý Phục Man, phường Tân Phú, Q.7); điểm cuối tại Khu đất 39 ha tiếp giáp dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ. Đối với đoạn vượt sông Soài Rạp, Vingroup dự kiến làm cầu đường sắt và cầu dưỡng bộ đi chung. Tuyến đường sắt sẽ làm đường đôi, khổ 1.435 mm/đường, đi trên cao với chiều dài 48,5 km, hạ tầng thiết kế với tốc độ 250 km/giờ, tải trọng trục 17 tấn/trục. Tuyến đường sắt được bố trí 2 ga, trong đó 1 depot dự kiến đặt ở Q.7 tại khu đất 20 ha, 1 depot dự kiến đặt khu đất 39 ha, xã Long Hòa huyện Cần Giờ. Tàu đáp ứng năng lực chuyên chở từ 30.000 - 40.000 người/hướng/giờ.Phía Vingoup kiến nghị đầu tư theo hình thức đối tác công tư, sử dụng hình thức hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (Hợp đồng BOO). Tập đoàn Vingroup thực hiện việc đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn của mình và nguồn vốn huy động theo quy định của pháp luật, sở hữu và khai thác, vận hành dự án sau khi hoàn thành.Nếu được UBND TP và Sở GTCC thông qua, Vingroup dự kiến ngay trong năm nay hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình các cấp có thẩm quyền đưa vào quy hoạch phát triển đường sắt đô thị và phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư; sau đó triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để chính thức khởi công vào 2026, hoàn thiện vận hành thử và bàn giao dự án vào năm 2028.Trước đó, Sở GTCC và Sở QH-KT thống nhất đề xuất nghiên cứu bổ sung tuyến đường sắt đô thị (loại hình phù hợp) từ trung tâm thành phố đi Cần Giờ. Tuyến đường sắt này xuất phát từ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ sau chuyến đi khảo sát, kiểm tra, làm việc tại huyện Cần Giờ năm 2023, sau đó, Thành ủy, UBND TP cũng có chủ trương và chỉ đạo.
Ô tô nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam, chủ yếu xe giá rẻ từ Indonesia
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.